Deloitte|The ABC of AEC to 2015 and Beyond

by finandlife11/12/2015 09:44

Source: Deloitte

----------------

Ngày 31 tháng 12 năm 2015...LÀ NGÀY GÌ KHÔNG?

Mới đọc bài này trên 1 fanpage facebook. Thấy có ích, nên xin phép được trích dẫn ở đây.

-----------------------

Trong những tháng gần đây, các bạn chắc hẳn đã được nghe rất nhiều về điều này, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông, liên tục xuất hiện thông tin liên quan đến sự kiện này. Thậm chí còn có cả những chuỗi sự kiện, hội thảo được tổ chức để truyền thông cho nó. Có lẽ, các bạn đã đã phần nào đoán ra được, sự kiện đặc biệt sắp diễn ra vào cuối năm 2015, đó chính là...HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHUNG ASEAN (Hay còn gọi là AEC). Vậy, dưới góc độ học sinh, sinh viên. Những con người trẻ tuổi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bạn nhìn nhận như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng đọc, xâu chuỗi và phân tích những thông tin từ bài viết dưới đây nhé! 

Điều gì đang thực sự diễn ra?

       Cộng đồng Kinh tế ASEAN bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu người, trong đó 300 triệu người tham gia lực lượng lao động. Ba quốc gia có số lao động chiếm tỷ trọng hơn 70% là Indonesia (40%),Philippines (16%) và Việt Nam (15%). Nếu chúng ta kết nối thành một khối thống nhất, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, với tổng GDP ước tính 4.000 tỷ USD vào năm 2020.

       ASEAN sẽ trở thành một thị trường đơn nhất, một không gian sản xuất chung để thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khối.

       Khi AEC thành lập, trên thực tế chỉ cho phép luân chuyển lao động trong 8 ngành: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch.

       Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ. Việt Nam đã hoàn thành việc đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với khoảng 80% dòng thuế, đến ngày 1/1/2015 đã xóa bỏ thêm 13-15% dòng thuế nữa, khoảng 7% dòng thuế còn lại sẽ thực thi linh hoạt cho tới năm 2018.

       “DN Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút nguồn nhân lực chất lượng có kỹ năng quản lý, chuyên môn và năng suất cao. Song cũng không thể tránh khỏi những thách thức như người lao động chất lượng cao có nhiều lựa chọn hơn; người lao động chuyên môn trong nước ít (chỉ 20%) lại là nhóm có nguy cơ chảy máu chất xám cao; việc cạnh tranh sẽ không còn giới hạn ở phạm vi trong nước mà là với những nền kinh tế phát triển hơn; yêu cầu về năng suất lao động là tối cần thiết và DN sẽ phải có hệ thống quản lý chuyên nghiệp”.- Tổng giám đốc Công ty Nhân sự L&A

       Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu người. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%.

       Điều đáng chú ý là tuy chúng ta phê bình nhiều yếu kém trong giáo dục, y tế, nhưng trong tương quan toàn cầu, giáo dục tiểu học và y tế Việt Nam vẫn có thứ hạng khá, đứng thứ 61 trên thế giới, xếp thứ 3 trong các nước ASEAN, cao hơn cả Thái Lan (thứ 66), Indonesia (74), Lào (90), Philippines (thứ 91), Campuchia (thứ 92), Myanmar (thứ 117), chỉ thua thứ hạng củaSingapore (thứ 3),  Malaysia (33). Tuy nhiên, Giáo dục cao đẳng, đại học của Việt Nam chỉ  đứng thứ  96/144 trên toàn thế giới.

       Các doanh nghiệp Việt Nam có hiểu biết và nhận thức rất hạn chế về AEC. Cụ thể:có 76% số doanh nghiệp được điều tra không biết về AEC và 94% doanh nghiệp không biết về Biểu đánh giá thực hiện AEC (AEC Scorecard). Có đến 63% doanh nghiệp cho rằng AEC không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến việc kinh doanh của mình.

       Việt Nam khi tham gia AEC, cho thấy có thể bị giảm do thuế nhập khẩu lên đến 320 triệu USD, tương đương 75% tổng số thu thuế quan từ hàng nhập khẩu ASEAN. Khi ngân sách hụt thu mà các khoản chi vẫn tăng, điều các nhà kinh tế lo ngại là Nhà nước sẽ tăng thuế, phí với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ... để có nguồn bù đắp (thuế tăng, xăng tăng, điện tăng, cước tăng,…)

       Prime Group, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh, Kinh Đô, Phở 24, Metro Việt Nam, Vinamilk, Sabeco, hay Điện máy Nguyễn Kim đã dần bị các “ông trùm” Thái Lan thâu tóm.

 

Cơ hội nào cho chúng ta?

       Thị trường lao động Việt Nam sẽ rộng mở hơn, nhu cầu nguồn nhân lực sẽ rất lớn đặc biệt đối với lao động có tay nghề không chỉ ở trong nước mà nhu cầu của tất cả các nước Asean.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) “AEC sẽ tạo thêm 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN. Riêng với Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng việc làm thêm 10,5% vào năm 2025.”

       Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có những tên tuổi hàng đầu thế giới đã vào đầu tư tại Việt Nam như Honda, Intel, Samsung, LG, Microsoft, Canon, Nokia,... Việt Nam đã và đang trở thành tâm điểm của thế giới trong sản xuất một số sản phẩm điện tử như máy tính bảng, điện thoại di động, đồ điện tử gia dụng, chíp điện tử...

       Làn sóng tập đoàn lớn của Mỹ tìm đặt 'đại bản doanh' ở Việt Nam

Boeing, Coca Cola, Microsoft, Apple, AIG, GE, Exxon Mobil, Virginia Manson Mediacal Center, Global Reach K.K, Đại học Washington,... đang chuẩn bị cho việc tập trung đầu tư tại Việt Nam. 

Họ đang chuẩn bị điều gì?

       Trao đổi với một số quan chức Thái Lan, Được biết chính phủ nước này rất nghiêm túc và tôn trọng tiến trình hội nhập AEC. Các cán bộ ở các cơ quan công quyền được yêu cầu phải học hai thứ tiếng,l à tiếng Anh và một thứ tiếng trong ASEAN.

 Thái Lan cũng thúc đẩy các phong trào tìm hiểu về các nước thành viên ASEAN trong cộng đồng dân cư và nhất là học sinh, sinh viên. Các em học sinh ở các vùng đều được dạy thêm về các nước thành viên ASEAN. Nhà trường treo cờ ASEAN và học sinh tiểu học được học nhận biết các lá cờ của các nước ASEAN (Đừng tra google, bạn thử kể tên chính xác những là cờ trong hình là của nước nào xem?)

       Em bé Campuchia cũng chuẩn bị cho AEC

Một cô bé Khmer kể rằng: “Cô giáo em dặn phải ráng học thật giỏi, nhất là tiếng Anh vì năm sau là mở cửa thị trường lao động ASEAN”. em chỉ đang học lớp 11.

       Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp quốc tế Datuk Seri Mustapa Mohamed cho biết Malaysia đã hoàn thành hơn 88% các biện pháp trong kế hoạch đề ra cho sự hội nhập vào khuôn khổ AEC trong khi tiến độ trung bình của các nước trong khu vực chỉ ở mức 72,2%. 

       Ngay từ tháng 6/2013, Chính phủ Indonesia đã thành lập một Ủy ban quốc gia để chuẩn bị cho AEC với nhiệm vụ phân tích, đánh giá và đề xuất những kiến nghị cần thiết với Chính phủ Indonesia để có thể sẵn sàng vượt qua các thách thức và khó khăn, tận dụng và phát huy được tối đa những cơ hội và lợi ích to lớn mà AEC đem lại. (Tuyến đường sắt xuyên Đông Nam Á sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2015, nối liền Singapore - Malaysia - Thái Lan -Campuchia - Việt Nam - Trung Quốc đó là một minh chứng)

       Singapore được đánh giá đã chuẩn bị tốt nhất cho AEC. Bởi trong một khoảng thời gian dài, thành phố tự trị của họ đã là một cảng tự do (không phụ thuộc vào thuế quan). Singapore nhấn mạnh đến việc mở cửa thị trường chung ASEAN cần tập trung kết nối trên 3 phương diện: đất liền, trên biển và kết nối không dây (internet), việc ASEAN liên kết thành một khối thống nhất sẽ tăng cường sức cạnh tranh của khu vực, đặc biệt khi đàm phán các hiệp định hàng không với các cường quốc kinh tế lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc… hay các khu vực kinh tế lớn EU…

       Phòng Thương mại và Đầu tư Philippines cũng cho biết, Chính phủ của họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch mở cửa thị trường.

Thách thức nào cho chúng mình?

       Một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. -> Nguy cơ thất nghiệp ngay chính trên sân nhà.

       Năng suất của người lao động Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 so với Thái Lan, thậm chí chỉ bằng 1/15 so với Singapore…

 Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm...Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần).

Gần 50% chủ sử dụng lao động trong khối ASEAN trong cuộc khảo sát cho biết, người lao động tốt nghiệp phổ thông không có được kỹ năng họ cần; cử nhân tốt nghiệp đại học có được những kỹ năng có ích nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp (cả về số lượng và chất lượng)...

Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2014

Thứ hạng cạnh tranh của 4 “trụ cột” lần lượt là: thể chế (3,51 xếp 92); kết cấu hạ tầng (3,74 xếp 81); môi trường kinh tế vĩ mô (4,66 xếp 75) và các lĩnh vực giáo dục tiểu học và y tế (5,86, xếp 61).

       Sau năm 2015, Việt Nam có nguy cơ trở thành địa bàn để tiêu thụ hàng hóa thay vì là nơi đầu tư phát triển sản xuất.

       Chất lượng đào tạo, giáo dục VN hiện nay?

       Thực trạng về Thái độ, kỹ năng, kiến thức của học sinh, sinh viên VN hiện nay?

(các bạn hãy tự cho ý kiến 2 câu hỏi này).

Và cuối cùng....

Bạn đang ở đâu và đã/đang sẽ chuẩn bị gì cho tương lai của mình rồi?

Câu trả lời là của bạn!

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu